Home » » Cách phân biệt 10 vết côn trùng cắn

Cách phân biệt 10 vết côn trùng cắn

Written By Đồ gia dụng on Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021 | 03:05

 Khi mùa hè đến, bạn bắt đầu gặp rắc rối với đủ các loại côn trùng. Vết ngắn gây đau, ngứa, và sưng đến khó chịu. Đâu là vết cắn do muỗi, kiến, hay bọ chét?

Mỗi loại côn trùng lại có khả năng truyền một loại bệnh khác nhau nên việc xác định được vết cắn này là của côn trùng nào sẽ giúp bạn tìm ra cách xử lý dễ dàng hơn.

1. Ong bắp cày




Nếu bị ong bắp cày đốt, khu vực xung quanh vết đốt sẽ đỏ lên và sưng. Có thể xuất hiện mụn nước. Vết thương gây đau do chất độc từ vòi của ong bắp cày có chứa histamine và acetylcholine.

Nếu thấy tay và chân lạnh, tai và môi chuyển màu xanh hoặc khó thở, bạn nên đi đến bệnh viện ngay.

2. Ong



                                          


Ngay lập tức cần nhổ vòi của con ong cắm vào vị trí vết thương. Da nơi bị đốt đỏ và sưng lên, có thể gây nóng rát, đau nhói và ngứa dữ dội. Nếu bạn không bị dị ứng thì mọi thứ sẽ dừng ở đây. Nhưng có một số người dị ứng với chất độc của ong sẽ cảm thấy khó thở.


3. Tò vò


Trông giống ong nhưng tò vò nhỏ hơn ong. Các triệu chứng khi tò vò đốt giống như ong. Khu vực vết thương bị sưng đỏ, nạn nhân thấy đau, nóng rát và ngứa kinh khủng. Thậm chí có người còn xuất hiện xuất huyết trên da. Một con tò vò có thể đốt nhiều lần. Nếu bạn bị dị ứng rất có thể gây ra các cơn sốc phản vệ.


4. Muỗi




Muỗi đốt trông giống như những đốm đỏ sưng lên. Muỗi thường đốt vào những khu vực da mỏng và có thể dễ dàng tiếp cận vào mạch máu. Khi cắn, chúng truyền nước bọt vào vết thương. Nước bọt của muỗi có chứa chất chống đông làm cho máu mỏng hơn, sau đó làm da bị đỏ, ngứa, và sưng.

5. Bọ ve

Phản ứng của cơ thể với vết cắn của bọ ve là một đốm đỏ. Bọ ve có thể sống bám vào người nạn nhân trong một thời gian dài, hút máu và lớn lên.

Nguy hiểm nhất là bọ ve có thể lây nhiễm bệnh viêm não và nhiều thứ bệnh khác. Nếu bạn đã bắt được con bọ ve nhưng các đốm đỏ không biến mát mà vẫn ngày càng phát triển, bạn nên đến gặp bác sĩ.




6. Bọ chét

Vết cắn của bọ chét thường bị nhầm với dị ứng hoặc muỗi đốt do chúng cũng đỏ và sưng lên. Tuy nhiên, những vết cắn của bọ chét thường gây đau và ngứa hơn nhiều.

Bọ chét thường tấn công vùng chân của những người đang ngủ. Một con bọ chét có thể cắn nhiều vết và khoảng cách giữa các vết là từ 1 – 2cm. Bọ chét có thể truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.




7. Kiến

Hầu hết các loại kiến không nguy hiểm với con người. Tuy nhiên, vết cắn của kiến lửa có thể gây mụn mủ và để lại sẹo. Chất độc của kiến lửa có chứa độc tố có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ với một số người. Các loại kiến ngứa khi cắn sẽ để lại đốm hồng ở vùng bị cắn trong một thời gian dài nhưng ít nguy hiểm. Ngay lúc cắn, bạn sẽ cảm giác bị đau rát ở vùng da.



8. Ruồi trâu

Trông giống nhưng không giống ruồi, cleg cắn rất đau và hút máu người. Lúc đầu, vết cắn là một đốm đỏ nhỏ có kích thước khoảng 1mm, sau đó nó bắt đầu sưng và gây ngứa. Cleg truyền các bệnh khác nhau như sốt thỏ và bệnh than. Tuy nhiên, chúng thường tấn công động vật hơn là con người.




9. Chấy

Nếu bạn thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống như muỗi đốt ở chân tóc như: trên đầu, cổ và sau tai, điều đó có nghĩa là bạn đã bị chấy. Còn nếu các chấm đỏ như vậy xuất hiện trên lưng, bụng, tay hoặc chân thì đó hẳn là tác phẩm của những con rận. Các vết cắn cách nhau vài cm, trông như những vết đâm vào da.



Chấy truyền các bệnh rất nghiêm trọng như sốt hào và thương hàn.

10. Rệp

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, vết cắn của rệp trông giống như bọ chét hay muỗi đốt hoặc phản ứng của dị ứng. Da trở nên đỏ, sưng và bắt đầu ngứa. Tuy nhiên, có một cách để nhận liệu có phải giường có rệp không. Đó là các vết cắn của rệp sẽ rất gần nhau và trông giống như những con đường nhỏ trên da.




 Rệp cắn đau hơn muỗi. Những đường lằn của vết cắn thường xuất hiện vào sáng do rệp cắn vào ban đêm.

Nguồn: dantri.com 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét